‘MỤC NAM QUAN ĐẾN MŨI CÀ MAU’
23/06/2016 17:40 Lượt xem: 172
Mũi Cà Mau đang dần chìm dưới mực nước biển
Người Việt chúng ta ai cũng biết câu thơ này từ thuở còn ngồi ghế nhà trường. Mũi Cà Mau được ví như “ngực anh hùng”, như mũi thuyền của con tàu tổ quốc trong thơ Xuân Diệu. Mũi là điểm đến của rất nhiều “phượt thủ” trong trong hành trình chinh phục 4 điểm cực Bắc-Nam-Đông-Tây của dải đất hình chữ S. Vậy mà nước biển dâng đang làm biến dạng đất mũi lịch sử.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho tới năm 2100, tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên 3°C và mực nước biển sẽ dâng khoảng 1m và khi đó sẽ có khoảng 39% diện tích, 35% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trên 10% diện tích, 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; trên 2,5% diện tích, 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số TP.HCM bị ảnh hưởng trực tiếp.

Ảnh minh họa kịch bản nước biển dâng
Những con số rắc rối này có lẽ không làm chúng ta thật quan tâm. Nhưng thực tế trực quan của mũi Cà Mau cho thấy diện tích đất của nước ta đang bị biển âm thầm xâm lấn và với tốc độ hiện nay có lẽ không cần phải đợi tới cuối thế kỷ XXI thì chúng ta mới thấy ảnh hưởng nặng nề của nó.
Tìm cách ngăn chặn nước biển dâng là yêu cầu cấp thiết. Nước biển dâng là do băng tan bởi trái đất nóng lên. Trái đất nóng lên là do có quá nhiều khí thải CO2 vào môi trường. Thủ phạm thải nhiều CO2 bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Thêm nữa, việc chặt phá rừng làm giảm nhanh số lượng cây xanh hấp thu loại khí này.

Băng tan ở 2 cực trái đất
Vì vậy, bên cạnh những giải pháp có tính chất kinh tế, khoa học để đối phó với hiện tượng nước biển dâng của các nhà khoa học và quản lý, có một cách ít tốn kém mà hiệu quả rốt ráo, đó là mỗi người dân phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chống lại việc chặt phá rừng, tham gia bảo vệ và trồng thêm nhiều cây xanh để giúp giảm lượng CO2 trong không khí.
Mời các bạn xem một clip rất ngắn của đài truyền hình VTV1 về điển hình nước biển dâng tại mũi Cà Mau. Khi đã mắt thấy, tai nghe, chúng ta hãy quyết tâm góp phần làm chậm lại quá trình quá trình dâng nước biển để đất nước không bị thay hình đổi dạng, người dân không phải lo di cư khỏi mảnh đất đã gắn bó bao đời cùng với sự thiệt hại về tài sản bao năm tích cóp.
“97% các nhà khoa học ngành khí hậu nhất trí rằng xu hướng khí hậu nóng lên trong thế kỷ vừa qua hầu như chắc chắn là do những hoạt động của con người, và hầu hết các tổ chức khoa học hàng đầu trên thế giới đã ra tuyên bố công khai tán thành quan điểm này”
Người Việt chúng ta ai cũng biết câu thơ này từ thuở còn ngồi ghế nhà trường. Mũi Cà Mau được ví như “ngực anh hùng”, như mũi thuyền của con tàu tổ quốc trong thơ Xuân Diệu. Mũi là điểm đến của rất nhiều “phượt thủ” trong trong hành trình chinh phục 4 điểm cực Bắc-Nam-Đông-Tây của dải đất hình chữ S. Vậy mà nước biển dâng đang làm biến dạng đất mũi lịch sử.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho tới năm 2100, tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên 3°C và mực nước biển sẽ dâng khoảng 1m và khi đó sẽ có khoảng 39% diện tích, 35% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trên 10% diện tích, 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; trên 2,5% diện tích, 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số TP.HCM bị ảnh hưởng trực tiếp.

Ảnh minh họa kịch bản nước biển dâng
Những con số rắc rối này có lẽ không làm chúng ta thật quan tâm. Nhưng thực tế trực quan của mũi Cà Mau cho thấy diện tích đất của nước ta đang bị biển âm thầm xâm lấn và với tốc độ hiện nay có lẽ không cần phải đợi tới cuối thế kỷ XXI thì chúng ta mới thấy ảnh hưởng nặng nề của nó.
Tìm cách ngăn chặn nước biển dâng là yêu cầu cấp thiết. Nước biển dâng là do băng tan bởi trái đất nóng lên. Trái đất nóng lên là do có quá nhiều khí thải CO2 vào môi trường. Thủ phạm thải nhiều CO2 bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Thêm nữa, việc chặt phá rừng làm giảm nhanh số lượng cây xanh hấp thu loại khí này.

Băng tan ở 2 cực trái đất
Vì vậy, bên cạnh những giải pháp có tính chất kinh tế, khoa học để đối phó với hiện tượng nước biển dâng của các nhà khoa học và quản lý, có một cách ít tốn kém mà hiệu quả rốt ráo, đó là mỗi người dân phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chống lại việc chặt phá rừng, tham gia bảo vệ và trồng thêm nhiều cây xanh để giúp giảm lượng CO2 trong không khí.
Mời các bạn xem một clip rất ngắn của đài truyền hình VTV1 về điển hình nước biển dâng tại mũi Cà Mau. Khi đã mắt thấy, tai nghe, chúng ta hãy quyết tâm góp phần làm chậm lại quá trình quá trình dâng nước biển để đất nước không bị thay hình đổi dạng, người dân không phải lo di cư khỏi mảnh đất đã gắn bó bao đời cùng với sự thiệt hại về tài sản bao năm tích cóp.
“97% các nhà khoa học ngành khí hậu nhất trí rằng xu hướng khí hậu nóng lên trong thế kỷ vừa qua hầu như chắc chắn là do những hoạt động của con người, và hầu hết các tổ chức khoa học hàng đầu trên thế giới đã ra tuyên bố công khai tán thành quan điểm này”
Ý kiến của bạn